Sự hiệu quả trong xử lý rối loạn thần kinh tim bằng đông y

Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu. Căn bệnh không hề có tổn thương thực thể tại tim, nhưng các dấu hiệu triệu chứng lại tương tự như ở người mắc bệnh tim thực sự. Do vậy, kết hợp đông y trong điều trị rối loạn thần kinh tim sẽ mang lại hiệu quả tích cực, giúp giải tỏa nỗi lo lắng về “căn bệnh giả vờ” và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Vậy tại sao Đông Y lại có thể mang lại hiệu quả như vậy?

Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng đông y có thể mang lại hiệu quả bền vững (ảnh minh hoạ)

Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm. Bệnh thường xảy ra sau các chấn thương tâm lý, mất ngủ kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính hay lo lắng, căng thẳng quá mức (stress). Mặc dù không phải bệnh tim thực sự, nhưng người bệnh rối loạn thần kinh tim vẫn có các triệu chứng tim đập nhanh hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, thở hụt hơi, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, đổ mồ hôi vùng đầu cổ… tương tự như những người mắc bệnh tim khác.

Những khó khăn khi điều trị rối loạn thần kinh tim

Khó khăn lớn nhất trong điều trị rối loạn thần kinh tim chính là người bệnh nhận thức chưa đúng về bệnh. Họ luôn cảm thấy tim mình có vấn đề và nghi ngờ các chẩn đoán của bác sĩ. Khi đó việc điều trị rối loạn thần kinh tim dễ bị đi vào ngõ cụt.

 

Người bệnh khó thay đổi thói quen lối sống theo chiều hướng tích cực như giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, tránh các chất kích thích hay duy trì tập thể dục. Nếu thực hiện được tất cả sự thay đổi này sẽ góp phần đáng kể trong việc ổn định nhịp tim, giúp người bệnh thích ứng dễ dàng hơn với căng thẳng, stress. Thế nhưng, ở người bị rối loạn thần kinh tim, họ hay lo lắng và khó thích ứng với sự thay đổi đột ngột nên điều chỉnh sẽ rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Thậm chí, đối với một số trường hợp, việc thay đổi lối sống là bất khả thi.

Nhóm thuốc chẹn beta được sử dụng khá phổ biến trong điều trị rối loạn thần kinh tim nhờ khả năng thư giãn mạch máu, ức chế quá trình tự vệ quá mức của thần kinh giao cảm nên giúp giảm nhịp tim, giảm hồi hộp. Tuy nhiên, điểm bất lợi là có thể gây hạ nhịp tim quá mức, đôi khi chúng lại là tác nhân gây loạn nhịp, nhất là khi người bệnh ngưng sử dụng đột ngột.

Lợi thế của đông y trong xử lý rối loạn thần kinh tim

Với những căn bệnh tại tâm như rối loạn thần kinh tim, việc tận dụng thế mạnh của Đông y như an thần, trấn tĩnh, giải lo lâu sẽ tác động tích cực để cải thiện tâm trạng của người bệnh. Từ đó, giúp cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng lại các rối loạn thần kinh tim, tăng cảm xúc tích cực và triệt tiêu dần cảm xúc tiêu cực và giải phóng người bệnh khỏi lo âu quá mức. Đồng thời giúp giảm nhịp tim và giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn thần kinh tim gây ra.

Một số vị dược liệu đông y được sử dụng phổ biến ở nước ta và các nước châu Á giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định nhịp tim. Trong đó, hiệu quả nhất phải kể đến Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng...:

● Hoàng đằng: Có tác dụng làm giảm nhịp tim và nhiều tác dụng khác trên tim mạch như ngăn ngừa xơ vữa mạch.

● Đan sâm: Giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông ra vào tim nên làm giảm nhịp tim và bảo vệ cơ tim khỏi các biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra.

● Khổ sâm: làm giảm nhịp tim với nhiều cơ chế và đáp ứng tốt với tất cả các rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đặc biệt hiệu quả với rối loạn thần kinh tim

Đặc biệt, các hoạt chất sinh học trong Khổ sâm như Matrine, Oxymatrine, Kurarinone có tác dụng tích cực trong điều trị rối loạn thần kinh tim nhờ các khả năng:

● Ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định quá trình dẫn truyền xung động trong tim nhờ điều hòa nồng độ các ion tạo ra điện thế trong tim.

● Giảm tính kích thích cơ tim, nên làm giảm tần suất xuất hiện các cơn nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim.

● Làm thư giãn mạch máu nhờ ức chế giải phóng chất gây co mạch tăng nhịp tim, nên giảm nhịp tim, giảm tình trạng lo lắng căng thẳng.