Bệnh Lý Phong Thấp Và Những Bài Thuốc Điều Trị Hiệu Quả

Phong thấp là một dạng bệnh lý viêm khớp, đau nhức ở các khớp, gân và các bắp thịt. Bệnh thường gặp chủ yếu ở người độ trung niên và người cao tuổi. Khi cơ thể bạn bị khí phong, hàn xâm nhập qua các nang lông, da do vệ khí cơ thể bị suy giảm. Cần phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây nên biến chứng và hậu quả sau này. Cùng tìm hiểu về căn bệnh lý và các bài thuốc điều trị phong thấp hiệu quả.

Phong thấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh phong thấp làm tê nhức tay chân

  • - Phong thấp là tình trạng viêm khớp. Bệnh gây ra do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể bệnh không có yếu tố lây nhiễm. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể như là dây thần kinh, da, mạch máu,....
  • - Bệnh thường khởi phát từ tuổi 30 - 50 tuổi. Bệnh xảy ra nhiều gấp đôi nam giới. bệnh diễn biến phức tạp và có thể nặng hơn. Bệnh gây sung đỏ, đau, gây cứng khớp.
  • - Nguyên nhân chủ do yếu tố môi trường hay thời tiết thay đổi. Khi vệ khí cơ thể giảm khiến cho phong xâm nhập qua các nang lông da, kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể. Điều này dẫn đến viêm khớp, phá hủy khớp. Có thể là do yếu tố di truyền khi trong gia đình có người bị phong thấp.
  • - Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân phong thấp:
    • Đau ở các khớp. Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất do là khớp căng hơn và nhạy cảm hơn.
    • Cứng khớp: Khi buổi sáng thức dậy thì các khớp thường bị cứng và triệu chứng này thường kéo dài vài phút.
    • Nóng: Vùng da bị bệnh thường ấm hơn những nơi xung quanh
    • Sưng khớp: Bệnh làm tăng tích tụ các dịch trong khớp.
    • Khớp thường bị là khớp ngón tay, khớp giữa bàn và ngón tay, khớp liên đốt và chúng đối xứng nhau. Không điều trị thì các khớp sẽ bị biến dạng.
  • - Triệu chứng ở các cơ quan khác như:
    • Ở các khớp khuỷu, gối, gót chân có các hạt nổi lên bề mặt da, không đau và dính vào nền xương.
    • Bệnh này có thể gây viêm cơ tim, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim.
    • Có thể gây dịch nước bọt giảm, khi ăn những thức ăn khô sẽ khó nuốt, khô miệng, khô mắt,..

 

Những bài thuốc điều trị phong thấp hiệu quả:

Ké đầu ngựa giúp điều trị phong thấp

Trừ thấp giảm đau:

  • Chuẩn 8g ké đầu ngựa. Đem đi sắc uống giúp các triệu chứng giảm đau hiệu quả

Trị thấp khớp:

  • Nguyên liệu: 10g ngưu tất, 20 g mỗi loại gồm ké đầu ngựa và lá lốt, 40g vòi voi. 
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem đi bào chế thành chè thuốc. Mỗi lần hãm với nước sôi rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Trị phong thấp làm tê tay chân:

  • Chuẩn bị 120g ké đầu ngựa đem đị giã nhỏ. Lấy 1.5l nước sắc còn 500ml nước rồi chắt nước bỏ bã rồi chia uống trong ngày.

Điều trị bệnh đau nhức do phong thấp:

  • Nguyên liệu: 40g mỗi loại gồm: bạch đồng nữ, ô dược, rễ bưởi bung, cốt toái bổ, cây cỏ xước, tiền hồ; bạch hoa xà và rễ chiên chiến mỗi vị 10g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đun kỹ để chế thành cao đặc, sau đó đem ngâm với 2l rượu trắng. Ngâm 3 ngày rồi lọc lấy dịch để uống. Mỗi ngày dùng 2 lần mỗi lần 30mg.

Trị phong thấp, ung nhọt ghẻ lỡ:

Cách 1:

  • Nguyên liệu: cảnh dâu 15g, dây chìa vôi 20g, bạch chỉ và quế chi mỗi loại 10g.
  • Thực hiện: Đem nguyên đi sắc uống mỗi ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Cách 2:

  • Nguyên liệu: ngưu tất 40g, dây chìa vôi 50g, đương quy và cẩu tích mỗi loại 20g, xuyên khung 10g.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi ngâm với rượu 40 độ. Sau 7 ngày thì lấy ra dùng. Mỗi ngày dùng 3 lần mỗi lần 20ml.

Giúp giảm các cơn đau do phong thấp gây ra:

  • Nguyên liệu: 60g gừng tươi, 500g hành
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi rửa sạch với nước, sau đó đem gừng đi giã nát và hành thì cắt nhỏ. Lấy hành và gừng trộn với bã rượu rồi đem đi sao nóng. Cho hỗn hợp vào một lớp vải sạch lên vị trí khớp đang bị đau nhức.

Trị phong thấp bằng cần tây:

  • Nguyên liệu: 1kg cần tây
  • Thực hiện: Để luôn cả rễ, thân và lá đi rửa sạch rồi phơi khô. Mỗi ngày lấy 150g cần tây khô sắc chung với 3 chén nước đun với lửa nhỏ sao cho còn 2 bát nước. Chia làm 2 lần uống trong ngày và uống khi còn ấm.

Những lưu ý:

  • Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, nhiều đường,..
  • Không dùng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Nên ăn các thức ăn giàu canxi, giàu chất xơ
  • Uống nhiều nước hoặc uống các trà giải độc
  • Tập các môn thể thảo nhẹ nhàng như là yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ,..
  • Nếu bị nặng thì nên đến bệnh viện để điều trị bệnh và dùng thuốc phù hợp để điều trị\

< Benh Ly Phong Thap Va Nhung Bai Thuoc Dieu Tri Hieu Qua >